Trường THCS Phi Tô
Số điện thoại: 0633689222; email: c2phito.lamha@lamdong.edu.vn

Thông báo!

Tải mẫu tổng hợp phổ cập các thôn 2013. Tải về tại đây.

23/8/13

Dự thảo kế hoạch chuyên môn năm học: 2013 - 2014

PHÒNG GD&ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS PHI TÔ
_______________

Số: ……/KH-CM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------o0o------

Phi Tô, ngày 15 tháng 08 năm 2012
DỰ THẢO

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Căn cứ báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Phòng GD&ĐT Lâm Hà tại công văn 109/BC – GD, ngày 12  tháng 08  năm 2013.
Căn cứ kết quả công tác năm học 2012 – 2013.
Căn cứ tình hình công tác tại đơn vị năm học 2013 – 2014.
Với chủ đề năm học 2013 – 2014 là Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động như sau:
PHẦN A- TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
I- Thuận lợi:
1. Đội ngũ:
Tổng số: 24, Trong đó: 02 cán bộ quản lý, 18 giáo viên, 04 nhân viên.
+ Cán bộ quản lý: 02 trình độ đại học, đã học qua lớp CBQL THCS.
+ Giáo viên: Đại học: 08. Cao đẳng: 10 (đang học đại học 01).
+ Nhân viên: Đại học 01. Cao đẳng: 01. Trung cấp 01; Trình độ lớp 9: 01 (bảo vệ).
- 100% giáo viên, cán bộ quản lý đã đạt chuẩn trở lên. Một số đang theo học trên chuẩn. Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình đều đạt trình độ phù hợp và đã trải qua công tác tại đơn vị.
- Đội ngũ nhân viên được hợp đồng đầy đủ ở các vị trí công tác tạo điều kiện thuận lợi cho công việc hỗ trợ giảng dạy. Nâng cao hiệu quả công tác.
- Đội ngũ giáo viên làm công tác quản lý ở tổ chuyên môn cũng đã từng trải qua công tác tổ trưởng hoặc tổ phó.
- Số giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 3/18 (16,7%). Đây là năm giáo viên đạt danh hiệu cao nhất từ khi thành lập trường tới nay.
2. Học sinh năm học 2013-2014
Học sinh
Tổng số
Chia ra
Tổng số học sinh
302
85
72
79
66
Trong TS: + Nữ
141
41
36
39
25
         + Dân tộc
220
65
56
49
50
         + Nữ dân tộc
100
29
29
23
19
            Số lượng học sinh các lớp không nhiều, đa số học sinh ngoan thực hiện nế nếp tốt.
            Nhưng bên cạnh đó tính đến thời điểm 19/8/2013 vẫn còn 16 học sinh chưa ra lớp.
Tỉ lệ học sinh giảm tương đối cao hằng năm, bình quân: 5,7%. (Năm: 2010-2011 là: 9,6%; 2011-2012 là: 1,8% giảm 7,8%; 2012-2013 giảm 5,7% tăng so với năm học trước là: 3.9%.)
3. Kết quả giảng dạy các năm học trước:
Tổng hợp kết quả cuối năm 2011-2012
Tổng số
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
279
87
72
58
62
 Chia ra: - Lên lớp
217
66
50
42
59
Trong đó:    + Học sinh giỏi
13
4
1
3
5
                   + Học sinh tiên tiến
66
21
16
17
12
    - Thi lại
61
21
22
15
3
    - Lưu ban
1


1

Tổng hợp kết quả cuối năm 2012-2013
280
81
79
67
53
Chia ra: - Lên lớp
228
61
61
57
49
Trong đó:    + Học sinh giỏi
6
2
3

1
  + Học sinh tiên tiến
77
22
23
20
12
- Thi lại
47
19
18
10

- Lưu ban
5
1


4
Trong năm học chất lượng đại trà có tăng lên nhưng còn hạn chế. Học sinh lên lớp thẳng tăng: 87, 6% so với năm học qua 83.4%, học sinh giỏi giảm: 2,1% so với năm học qua 6%, học sinh khá tăng: 28,9% so với năm học qua 23.7%, học sinh yếu giảm: 21,4% so với năm học qua 21.9%, học sinh kém tăng 0,7% so với năm học qua 0.4%.
Tỉ lệ hạnh kiểm học sinh trung bình cao, Tốt 33,6% so với năm học qua 39,1%; Khá tăng 38,9% so với năm học qua: 37,6%.
Kết quả xét tốt nghiệp giảm so với năm qua (Tỉ lệ không đậu 7,5% so với năm qua 4,8%  giảm: 2,7%).
Còn hạn chế về giáo dục đạo đức học sinh do chưa đồng bộ. Công tác vận động học sinh ra lớp đã làm nhiều nhưng chưa có hiệu quả.
Ý thức học tập của học sinh còn yếu.
Kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2013-2014: có tăng so với năm trước.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ vụ giảng dạy:
- Hiện tại có tạm đủ trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục. Hàng năm nhà trường cũng đã trích một nguồn kinh phí đồng thời vận động hội cha mẹ học sinh giúp đỡ để mua sắm, xây dựng các điều kiện cần thiết đảm bảo cho công tác giảng dạy, quản lý.
- Việc sử dụng trang thiết bị vào các hoạt động giáo dục và giảng dạy cũng đã từng bước cải thiện hơn. Đưa học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế. Nhà trường cũng đã đưa việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giáo dục khác nhau, bước đầu cũng đã tạo nên hiệu quả.
- Nhà trường đã có 14 phòng học đủ để phục vụ giảng dạy chính khóa một ca, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dạy bù, phụ đạo và bồi dưỡng học sinh. Giáo viên có nhiều thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy tốt hơn.
5. Về địa phương:
Đảng ủy, chính quyền địa phương cũng đã đưa những mục tiêu, kế hoạch định hướng cho việc phát triển giáo dục đến năm 2015. Đây là động lực, nhiệm vụ mà tất cả các ban ngành đoàn thể tại địa phương đã năm bắt và chắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chất lượng giáo dục.
Các cơ quan đoàn thể cùng với nhân dân trong địa bàn cũng đã hỗ trợ nhà trường trong các công tác vận động học sinh ra lớp, phổ cập giáo dục, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT cùng nhà trường ….
6. Các hoạt động khác:
Nhà trường đã xây dựng được nề nếp sinh hoạt, ý thức trách nhiệm và thói quen tự kiểm tra đánh giá công tác bản thân mỗi giáo viên, mỗi bộ phận. Công tác kiểm tra đã dần đi sâu vào chất lượng hơn về hình thức – tư vấn và thúc đẩy sự phát triển hoạt động chuyên môn.
Các tổ chức, bộ phận trong nhà trường đã nắm rõ nội dung, quy chế hoạt động và ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác.
II- Khó khăn:
1. Công tác quản lý, chỉ đạo:
- Chưa thật sát với tình hình thực tiễn, còn buông lỏng trong khâu giám sát kiểm tra và xử lý chưa triệt để một số vấn đề sai xót trong đơn vị. Việc xử lý còn thiếu khoa học, thiếu tính pháp lý đồng thời tính giáo dục răn đe hiệu quả chưa cao.
- Việc chủ động giao quyền và sử dụng quyền hạn trong các bộ phận chưa tốt nên ảnh hưởng tới mối quan hệ công việc, xử lý, đánh giá công tác.
- Các bộ phận chưa chủ động phát huy vai trò tích cực của từng cá nhân, bộ phận. Kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán lâu dài chưa được thực hiện tốt.
2. Đội ngũ:
- Vẫn còn một bộ phận chưa thật sự tập trung đầu tư vào công tác giáo dục. Việc tự bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc tự đánh giá bản thân còn hạn chế.
- Một số giáo viên sống xa trường nên việc đi lại gặp khó khăn.
- Kỹ năng thực hành tin học chưa tốt nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục còn hạn chế. Giáo viên chưa chủ động tìm tòi sáng tạo.
- Nhân viên đa còn hạn chế về kinh nghiệm, nghiệp vụ.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
- Còn thiếu các phòng thí nghiệm thực hành. Việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị rất hạn chế vì thiếu cơ sở vật chất và phòng bảo quản.
- Số liệu trang thiết bị vẫn còn thiếu ở một số phần trong một số bộ môn do mua chưa được. Chưa đủ thiết bị cho việc ứng dụng CNTT vào trong công tác.
4. Địa phương:
- Chính quyền quan tâm chưa nhiều đến công tác giáo dục. Chưa quán triệt tinh thần xã hội hóa giáo dục tới các thôn bản. Chưa chỉ đạo trực tiếp với nhà trường trong các hoạt động để phù hợp với tình hình thực tế.
- Một bộ phận nhân dân địa phương chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình, phó mặc trách nhiệm cho nhà trường. Sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình – xã hội trong công tác giáo dục học sinh còn rất hạn chế.
5. Học sinh:
- Số lượng năm qua: học sinh bỏ học vẫn còn cao 5,7%.. Chất lượng giáo dục năm vừa qua thấp tỉ lệ học sinh yếu, kém còn cao: 22,1%.
- Số lượng đầu năm 2013-2014: học sinh bỏ học trong hè nhiều 3.5%(11/313), chuyển đi nhiều: 3.8% (13/313) giảm sĩ số. Số lớp giảm 01 đã ảnh hưởng đến tư tưởng của học sinh, nhân dân và cả giáo viên.
- Ý thức học tập của học sinh còn yếu – chưa nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc học tập. Các kỹ năng sống về các nội dung còn rất yếu: phương pháp tự học, quan hệ - giao tiếp - ứng xử, tự lập.
- Phong trào thi đua học tập còn hạn chế, chưa phát huy được tính tập thể, tính tích cực tự giác.
PHẦN B- NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động của ngành, trường.
2. Nâng cao chất lượng đại trà. Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục các nội dung: bảo vệ môi trường, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quyền trẻ em, luật an toàn giao thông đường bộ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, lao động – hướng nghiệp, ….
3. Tập trung vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn.
4. Nâng cao duy trì sĩ số và vận động học sinh ra lớp lại.
5. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào trong các hoạt động giáo dục.
6. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn và chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên.
7. Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn.
8. Tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở.
PHẦN C- KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CỤ THỂ
1.      Nâng cao chất lượng đại trà:
1.1. Nội dung:
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tập chung dạy phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng đại trà. Thực hiện tốt việc lồng ghép, tích hợp các nội giáo dục trong các bộ môn và giáo dục ngoại khóa. Thực hiện tốt việc khắc phục tình trạng học sinh kém, hạn chế học sinh yếu. Tăng dần số lượng học sinh khá giỏi.
1.2. Chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu chung: (số liệu năm trước)
+ >=82% (81.4) trung bình trở lên. 3.0% Giỏi (2.1%), 30%(27.5)Khá.
            + <=15%(18,2) yếu. (Lên lớp sau thi lại: 62.5%).
                        + Không có loại Kém. (0.6)
- Chỉ tiêu bộ môn:
+ Toán: 76% trên trung bình (75,7). 1.0% kém (5,0).
+ Văn: 80% trên trung bình (79,6). 0% kém (0,7).
+ Tiếng anh: 75% >=5 trở lên (72,5), 0% kém(0,4).
+ Lý: 80%>=5(78,6), 0% kém(0,4).
+ Hóa, Địa, Sinh, Sử: 80% >=5, không có kém.
+ C.Nghệ, GDCD, Tin: 95%>=5, không có kém.
+ Thể dục, Nhạc, Mĩ thuật: 100% Đ.
1.3. Biện pháp:
- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm và lấy đó làm căn cứ đánh giá sự tiến bộ, tay nghề giáo viên. Giáo viên bộ môn phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập bộ môn trong suốt năm học.
- Tập trung ôn tập, củng cố kiến thức trước các bài kiểm tra 01 tiết trở lên. Thống kê theo dõi chất lượng từng bài kiểm tra 01 tiết trở lên từ đó thay đổi phương pháp cho phù hợp.
- Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản và phù hợp với trình độ học sinh trong từng bài dạy. Xoáy sâu vào những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất cung cấp cho học sinh. Mở rộng kiến thức phù hợp với đặc điểm học sinh trên các tiết dạy đại trà. Bên cạnh đó lồng ghép những nội dung giáo dục đạo đức, ý thức học tập cho học sinh.
- Lồng ghép việc phụ đạo học sinh trong việc truyền thụ kiến thức mới. Tăng cường việc phụ đạo học sinh yếu kém ngay trên lớp học và ngoài giờ chính khóa.
-  Kèm học sinh yếu kém trong từng tiết dạy. Hướng dẫn chi tiết các biện pháp tự học trên lớp và ở nhà cho học sinh.
- Thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh chậm tiếp thu, không thường xuyên học bài. Cho nên các tiết học cần phải tạo không khí, tổ chức các hoạt lĩnh hội kiến thức thật sinh động và sát thực tế, ứng dụng khoa học công nghệ. Không gò bó, căng thẳng theo phương châm “vui vẻ, dễ nghe, dễ hiểu, dễ học”. Không chú trọng đến hình thức mà chỉ chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của tiết dạy (Học sinh biết được bao nhiêu kiến thức) lấy đó để đánh giá chất lượng giáo viên.
- Tăng cương công tác thực hành, thí nghiệm tham quan thực tế. Thực hiện phương pháp giảng dạy thông qua những hoạt động thực tế cuộc sống để học sinh dễ hiểu, dễ tiếp và dễ khắc sâu kiến thức. Góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học vào thực tiễn.
2. Nâng cao chất lượng mũi nhọn:
2.1. Nội dung:
- Xây dựng đội tuyển học sinh giỏi, bồi dưỡng ở tất cả các khối lớp, tạo nguồn cho các năm kế cận. Tạo nền chất lượng mũi nhọn có chiều sâu về chất và lượng. Tập trung ở khối lớp 9. Tiếp tục thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giai đoạn 2008-2013.
b. Chỉ tiêu:
- Thành lập đội tuyển học sinh giỏi từng khối: 6, 7, 8, 9 ở tất cả các bộ môn. Thực hiện bồi dưỡng hàng tuần theo từng khối lớp. Tập trung ở các môn: Toán, Lý, Hóa, Anh, Văn, Sinh…..TDTT, Olimpic tiếng Anh và Toán.
- 02 HS giỏi cấp cơ sở bộ môn văn hóa. 02 giải thể thao cấp huyện. Có học sinh tham gia thi Vyolympic Toán cấp trường, Olimpic tiếng anh cấp huyện.
2.2. Biện pháp:
- Phân công giáo viên có tay nghề vững bồi dưỡng đội tuyển trong suốt năm học.
- Động viên giáo viên đầu tư thời gian và công sức để bồi dưỡng. Phối hợp hội PHHS để bố trí thời gian, kinh phí hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng, đề xuất khen thưởng đối với giáo viên và cả học sinh có thành tích cao.
- Tăng cường trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng tuyên truyền vận động khích lệ giáo viên và học sinh thực hiện tốt công tác.
3- Duy trì sĩ số:
3.1. Nội dung:
- Tích cực vận động học sinh bỏ học ra lớp lại. Tuyên truyền tác dụng, quyền lợi và nghĩa vụ của việc học tới nhân dân và học sinh. Hạn chế tối thiểu học sinh bỏ học.
3.2. Chỉ tiêu:
- Duy trì đạt 97%. (năm qua 94,3%)
3.3. Biện pháp:
- Tăng cường phối hợp với địa phương. Tham mưu cho chính quyền xã để cùng thực hiện công tác tuyên truyền vận động và quản lý học sinh ở địa phương ngoài giờ lên lớp.
- Nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong công tác vận động giúp đỡ học sinh đến trường.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục tập thể, các hoạt động ngoại khóa. Thay đổi hình thức, nội dung thật hấp dẫn, sinh động nhằm tạo môi trường vui – học thu hút học sinh tới trường đồng thời giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, thực tế.
- Giáo viên thay đổi các phương pháp giảng dạy trong từng tiết học để giảm bớt căng thẳng, dễ tiếp thu. Tạo không khí thoải mái, vui vẻ thân thiện giữa học giáo viên và học sinh.
- Quan tâm, theo dõi những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, những học sinh học yếu. Phân công học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.
- Tổ chức trao đổi giữa nhà trường với phụ huynh và với chính quyền, già làng trưởng bản để rút kinh nghiệm trong các công tác giáo dục, cùng vận động học sinh ra lớp.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
4.1. Nội dung:
- Nâng cao tring độ tin học trong giáo viên và học sinh. Khả năng ứng dụng các phần mềm, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị phục vụ công tác.
- Đổi mới ứng dụng tin học trong các hoạt động giáo dục: giảng dạy, báo cáo, lưu trữ, quản lý, trao đổi thông tin…… Đáp ứng nhu cầu của ngành và tình hình thực tế.
4.2. Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ, giáo viên có khả năng thực hiện được việc soạn bài, giảng bài trên máy tính. 90% giáo viên ứng dụng các tiết dạy trên máy. 50% giáo viên thực hiện tốt các phần mềm được triển khai và bảng tương tác Mimio.
- Các hồ sơ, báo cáo dữ liệu thực hiện trao đổi thông tin, lưu trữ hoàn toàn trên máy tính và mạng internet chỉ tiêu: 95% đội ngũ sử dụng mạng và email thường xuyên.
- Sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng. Viết các phần mềm hỗ trợ công tác trong đơn vị.
- Học sinh tham gia các lớp học tin học khối 6, 7, 8, 9 – môn tự chọn - 100% trung bình trở lên.
4.3. Biện pháp:
- Cử toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủa các chương trình tập huấn, bồi dưỡng của ngành.
- Tổ chức tập huấn, trao đổi những kinh nghiệm sử dụng các ứng dụng tin học, kỹ năng tin học.
- Đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối học kì, năm học.
- Quản lý tốt việc giảng dạy tin học trong nhà trường và sử dụng các trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
- Từng học kỳ tổ chức kiểm tra: quản lý, sử dụng trang thiết bị, hiệu quả của việc giảng dạy của giáo viên và tổ chuyên môn.
5. Bồi dường, nâng cao chất lượng đội ngũ:
5.1. Nội dung:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm giáo dục học sinh phù hợp với tình hình thực tế. Ý thức về nhiệm vụ công tác, kỹ năng ứng dụng CNTT, khả năng phối hợp trong công tác. Đáp ứng yêu cầu về chuẩn giáo viên trung học.
- Đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp, hoàn thành mục tiêu giáo dục.
5.2. Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên phải đạt chuẩn về trình độ. 33.3% giáo viên trình độ trên chuẩn. 100% sử dụng được máy vi tính để làm việc.
- 100% CB-GV-NV chấp hành tốt quy chế, quy định chuyên môn. Có tinh thần phối hợp và tự học cao.
- 04 giáo viên giỏi cấp cơ sở. 05->08 GVG cấp trường. 01 tổ tiên tiến cấp cơ sở.
- 100% hoàn thành chỉ tiêu giáo dục.
5.3. Biện pháp:
- Phối hợp với công đoàn vận động CB-GV-CNV tự học tự bồi dưỡng. Tổ chức bồi dưỡng và phân công giúp đỡ nhau trong quá trình công tác.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện. Đẩy mạnh công tác chủ động, linh hoạt trong quản lý của các tổ chuyên môn. Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể và ngược lại.
- Đảm bảo tốt các thông tin hai chiều: báo cáo, triển khai công việc, tiếp thu ý kiến, giải quyết công tác triệt để công khai đúng quy định.
- Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra nhắc nhở và đôn đốc công việc kịp thời. Xử lý nghiêm minh công khai đúng quy định.
- Tổ chức dự giờ thao giảng, tổ chức chuyên đề, viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm, thảo luận trong và nhà trường để rút kinh nghiệm trong các công tác giáo dục.
- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đưa vào đánh giá tay nghề và thi đua.
- Phối hợp với công đoàn nhà trường thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, chính trị thường xuyên với đội ngũ.
6. Công tác đổi mới phương pháp, chương trình giáo dục phổ thông:
6.1. Nội dung:
- Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh: ý thức học tập, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống và làm việc cho học sinh.
- Thường xuyên thực hiện đổi mới về: ứng dụng CNTT, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, công kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. .
- Thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục theo hướng dẫn của ngành. Ứng dụng linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới giáo dục, vận dụng kinh nghiệm trong giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Tăng cường công tác làm và sử dụng trang thiết bị dạy học. Đảm bảo việc thực hành, thí nghiệm.
- Tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn học sinh các phương pháp về tự học, tự nghiên cứu nhằm giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập sáng tạo dần đáp ứng nhu cầu phát triển.
6.2. Chỉ tiêu:
- 01 chuyên đề/tổ/năm. Thực hiện chuyên đề ngoại khóa khác 03 chuyên đề /năm: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật.
- Mỗi giáo viên sử dụng máy chiếu, Mimio dạy 03 tiết trở lên/học kỳ.
- Dự giờ góp ý 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc đúng quy chế.
- 100% CB-GV-CNV thực hiện tốt các quy định và các hoạt động đổi mới giáo dục.
- 100% các bộ môn đều xây dựng các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng.
- 100% GV phải sử dụng các trang thiết bị dạy học. 01 đồ dùng tự làm /tổ CM. Tổ chức cuộc thi làm đồ dùng dạy học trong giáo viên, trong học sinh 01 đợt/năm.
- Các giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường viết SKKN 80%. (15/18)
6.3. Biện pháp:
- Phát động các phong trào thi đua đổi mới trong các hoạt động giáo. Đánh giá việc áp dụng những kết quả của hoạt động thi đua vào thực tế.
- Giao chỉ tiêu cụ thể về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục cho các tổ chuyên môn. Lấy đó là chuẩn để đánh giá công tác của tổ và giáo viên.
- Phối hợp với công đoàn phân công nhiệm vụ giúp đỡ nhau trong công tác.
- Tổ chức hội thảo về công tác duy trì sĩ số, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, giáo dục học sinh.
- Giám sát, theo dõi các hoạt động đánh giá hiệu quả của những hoạt động của giáo viên, tổ chuyên môn. Các bộ môn đều thảo luận xây dựng các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Công tác kiểm tra, đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Công tác kiểm tra nhằm phát hiện sai sót từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đồng thời xây dựng những giải pháp nhằm phát triển thúc đẩy tay nghề, chuyên môn nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.
- Nhằm đánh giá đúng, thực chất về chuyên môn, tay nghề, chất lượng giáo dục. Từ đó đánh giá thi đua hàng năm được chính xác, công bằng.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương trong công tác tổ chức dạy và học, các hoạt động giáo dục. Đảm bảo tốt thực hiện quy chế chuyên môn, chế độ thông tin báo cáo, kiểm tra.
- Củng cố tốt đội ngũ kiểm tra nội bộ. Đổi mới phương pháp phù hợp và hiệu quả. Đảm bảo sự phát triển và công bằng trong đánh giá.
7.2. Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên, các bộ phận, tổ chuyên môn trong nhà trường đều được kiểm tra thường xuyên trong từng học kì. Thực hiện tốt các nội dung kiểm tra về: công tác chủ nhiệm, soạn giảng, điểm, phối hợp PHHS, kiểm tra - chấm, trả bài - công điểm, phụ đạo và bồi dưỡng học sinh, nề nếp sinh hoạt, “hai không”, y tế, trường học thân thiện, làm và sử dụng trang thiết bị, thực hiện nội quy của HS và GV, môn tự chọn, thực hiện chương trình, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, hồ sơ học sinh … Công tác quản lý của các của tổ chuyên môn, Đội TNTP HCM đảm bảo đúng quy định.
- 100% giáo viên, các tổ, bộ phận đều thực hiện tốt các nội quy, quy chế quy định.
7.3. Biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp. Các tổ chuyên môn phải chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng cá nhân, tự kiểm tra hoạt động của tổ.
- Tăng cường kiểm tra chéo, kiểm tra chuyên đề theo đầu công việc.
- Bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cộng tác viên kiểm tra nội bộ.
- Phân công, phối hợp tốt giữa thực hiện công tác và hoạt động kiểm tra. Đẩy mạnh và giám sát chặt chẽ công tác tự kiểm tra.
- Quy định rõ thời gian, công việc, đối tượng kiểm tra theo kế hoạch của trưởng ban kiểm nội bộ.
- Không sử dụng các tiết thao giảng làm tiết thanh, kiểm tra để đánh giá giáo viên. Tất cả các tiết dạy kể cả thực hành, thí nghiệm, ôn tập, tổng kết đều có thể lấy là tiết thanh tra. Căn cứ vào hiệu quả các công tác thực hiện quy chế chuyên môn, khả năng sáng tạo và phát huy năng lực bản thân để đánh giá toàn diện giáo viên.
- Các nội dung thanh, kiểm tra đều đảm bảo đúng quy định hành chính.
- Xử lý nghiêm minh các hiện tượng vi phạm các quy chế, quy định đảm bảo sự công bằng phát huy tính hiệu quả tích cực.
8. Công tác phổ cập giáo dục:
8.1. Nội dung:
- Nâng tỉ lệ cao duy trì sĩ số.
- Hoàn thành tốt các hồ sơ quy định đảm bảo duy trì hiệu quả trong năm 2013.
8.2. Chỉ tiêu:
- Đối chiếu các phiếu điều tra và hoàn thành tổng hợp số liệu trong tháng 8. Hoàn chỉnh hồ sơ trong tháng 11 và đề nghị công nhận duy trì đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2012.
8.3. Biện pháp:
- Tăng cường các biện pháp duy trì sĩ số học sinh.
- Rà soát hoàn chỉnh hồ sơ có liên quan (sổ đăng bộ, sổ gọi tên – ghi điểm, bảng tốt nghiệp hàng năm, phiếu điều tra, sổ phổ cập, sổ theo dõi chuyển đi – chuyển đến – bỏ học …), đối chiếu với trường tiểu học, công an xã để khớp số liệu. Khi phát hiện những sai lệch phải kịp thời kiểm tra thực tế để thống nhất.
- Nắm bắt và thống kê số liệu học sinh chuyển, bỏ học, học sinh chuyển trường và học ngoài địa bàn. Nhà trường thống kê số liệu kịp thời trong từng thời điểm.
- Vận động học sinh ra lớp đảm bảo duy trì sĩ số hàng năm. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém để đảm bảo tỉ lệ tốt nghiệp THCS 100%.
- Giám sát kiểm tra công tác điều tra và thống kê số liệu đảm bảo chính xác.
9. Công tác kiểm định chất lượng:
9.1. Nội dung:
- Thực hiện tốt công tác thẩm định, lưu trữ hồ sơ.
- Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo đánh giá ngoài, xây dựng và tổ chức đội ngũ  theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn theo định kỳ.
- Đề xuất tham mưu các cấp hoàn thiện hồ sơ lưu trữ, kinh phí thực hiện.
9.2. Chỉ tiêu:
- Hoàn thành xây dựng kế hoạch hoàn thiện các chỉ số và báo cáo, đánh giá ngoài trong năm học và giai đoạn 2014-2018.
- Mua sắm đầy đủ thiết bị lưu trữ hồ sơ. Tiếp tục hoàn chỉnh việc phục hồi và lưu trữ hồ sơ – minh chứng.
9.3. Biện pháp:
- Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch lâu dài. Tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch năm học.
- Đề xuất mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, nhân sự đảm nhiệm công tác. Đảm bảo có người chịu trách nhiệm – có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện lưu trữ đầy đủ các tài liệu minh chứng theo yêu cầu. Đề nghị các bộ phận, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong công tác hoàn chỉnh hồ sơ và thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu kiểm định đề ra.
- Kiểm tra, xử các bộ phận, tổ chức, cá nhân không thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Hàng năm Ban chỉ đạo thực hiện kiểm điểm đánh giá công tác nghiêm túc.
PHẦN D- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Đề xuất với chính quyền, Chi bộ, Công đoàn nhà trường nắm bắt để chỉ đạo, vận động các tổ chức, cá nhân của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hỗ trợ kinh phí, tổ chức để chuyên môn thực hiện hiệu quả, đạt kết quả cao công tác. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, đánh
giá việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các bộ phận, cá nhân của mình ..
Đối với nhà trường: Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch nêu trên để chỉ đạo và thanh tra kiểm tra, đánh giá các tổ chức, bộ phận, cá nhân cuối từng học kỳ. Xây dựng kế hoạch từng nội dung công việc một cách chi tiết, hiệu quả. Thực hiện đánh giá kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ qua từng tuần, tháng, học kỳ và năm học.
Đối với các tổ, bộ phận trong nhà trường: Cụ thể hóa hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của trường để xác định rõ mục tiêu từng nhiệm vụ và đề ra các giải pháp thiết thực, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiêm vụ cụ thể trong năm học của tổ để đạt hiệu quả cao. Tổ chức đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học./.

Nơi nhận:
- Hiệu trưởng (b/c).
- Công đoàn (p/h).
- Chi đoàn (p/h).
- Liên đội (t/h).
- Các tổ (t/h).
- Lưu VT, CM.
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG







NGUYỄN DŨNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG







VŨ TIẾN THÀNH

                                                    




DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THỜI GIAN
NĂM HỌC: 2013-2014
Tháng 8:
1- Phân công chuyên môn, tổ chức thi lại, sắp xếp và ổn định tổ chức lớp học.
2- Ổn định công tác các tổ chuyên môn.
3- Thảo luận, hoàn thành xây dựng kế hoạch hoạt động của các bộ phận.
4- Điều tra, hoàn thành cập nhật số liệu phổ cập.
5- Kiểm tra công tác thư viện, thiết bị chuẩn bị cho năm học mới.
6- Triển khai chuyên đề đã tập huấn của Phòng GD&ĐT.
7- Duyệt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, giáo viên năm học: 2013-2014.
Tháng 9:
1- Dự giờ góp ý, nhận xét, đánh giá giáo viên.
2- Triển khai công tác thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm và thi giáo viên giỏi cấp trường, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch lên chuyên đề, kế hoạch phụ đạo - bồi dưỡng học sinh, …….
3- Hoàn thành đăng ký chỉ tiêu, thi đua năm học.
4- Thực hiện phụ đạo và bồi dưỡng học sinh.
5- Hoàn thành công tác thống kê báo cáo đầu năm.
6- Hoàn thành xây dựng các biện pháp đổi mới nâng cao chất lượng bộ môn.
7- Hoàn thành hồ sơ thực hiện các cuộc vận động.
8- Các tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh theo kế hoạch.
9- Tổ chức bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn, kiểm tra nội bộ.
10- Thành lập đội tuyển bóng đá, điền kinh chuẩn bị tham dự giải cấp cụm và huyện.
11- Hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận duy trì đạt chuẩn phổ cập THCS năm 2012.
Tháng 10:
1- Tiến hành bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
2- Thực hiện và đánh giá phong trào thi đua dạy tốt – học tốt đợt I.
3- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn.
4- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, Đội.
5- Thi giáo viên giỏi cấp trường vòng 1.
6- Thi đồ dùng dạy học tự làm.
7- Lên chuyên đề theo kế hoạch.
Tháng 11:
1- Thi đua chào mừng ngày 20/11 “Dạy tốt – học tốt” đợt II.
2- Thi giáo viên giỏi cấp trường vòng 2, 3. Tổng kết và cử giáo viên dự thi cấp cơ sở.
3- Thi làm đồ dùng dạy học, giáo viên giỏi, kiểm tra học sinh giỏi. Lập danh sách đề nghị thi GVG, học sinh giỏi cấp huyện.
4- Duyệt và triển khai các chuyên đề ngoại khóa.
5- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn….
Tháng 12:
1- Tập trung phụ đạo ôn tập, biên soạn đề cương ôn tập, đề thi học kì I.
2- Xây dựng phương án kiểm tra học kì I – Hoàn thành chương trình kì I.
3- Triển khai quy chế đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên.
4- Kiểm tra học kì I.
5- Tổng hợp, báo cáo học kì I từ giáo viên trở lên. (Sẽ có lịch cụ thể sau).
6- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn….. Hoàn thành gửi báo cáo kiểm tra nội bộ về Phó hiệu trưởng trước.
7- Đánh giá tổng kết các hoạt động chuyên môn. Sơ kết công tác chuyên môn học kì I.
8- Triển khai kế hoạch kì II.
9- Tập luyện đội tuyển TDTT, bồi dưỡng học sinh giỏi.
10- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, tổ, các bộ phận liên quan.
Tháng 1:
1- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn…..
2- Phát động phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt” đợt III mừng Đảng – mừng Xuân.
3- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, đội tuyển TDTT. (dự kiến đội bóng đá thi đấu).
4- Bồi dưỡng giáo viên giỏi dự thi cấp cơ sở.
6- Công khai kết quả giáo dục.
Tháng 2:
1- Kiểm tra hồ sơ học sinh lớp 9 – hoàn thành hồ sơ.
2- Bồi dưỡng giáo viên giỏi dự thi cấp cơ sở.
3- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, đội tuyển TDTT. (dự kiến thi đấu).
4- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn…..
5- Tổng kết phong trào thi đua đợt III.
6- Thi giáo án - bài dạy điện tử.
Tháng 3:
1- Chuẩn bị hồ sơ, ôn tập thi nghề khối 8.
2- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, đội tuyển TDTT. (dự kiến đội bóng đá thi đấu).
3- Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
4- Tiếp tục dự giờ, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động chuyên môn…..
5- Tiếp tục bồi dưỡng và phụ đạo học sinh.
Tháng 4:
1- Tăng cường các công tác phụ đạo học sinh.
2- Xây dựng kế hoạch kiểm tra học kì II.
3- Tăng cường công tác vận động học sinh ra lớp.
4- Hoàn thành hồ sơ học sinh lớp 9.
5- Hoàn thành các tiết dạy trên máy chiếu.
6- Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, tổ, các bộ phận liên quan.
Tháng 5:
1- Triển khai quy chế đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên.
2- Tổ chức thi, chấm bài, đánh giá xếp loại HS học kì II.
3- Kiểm tra các hoạt động khác còn lại (trước 15/5).
4- Tổng hợp báo cáo các loại, đánh giá xếp loại GV, học sinh.
5- Tổng kết các hoạt động.
6- Báo cáo dự kiến công tác phổ cập.
7- Thực hiện kế hoạch xét tốt nghiệp. Chuẩn bị công tác tuyển sinh.
8- Phân loại học sinh lớp bồi dưỡng đội tuyển.
9- Công khai kết quả giáo dục.
10- Xây dựng kế hoạch hoạt động hè, thi lại….
Tháng 6:
1- Hoàn thành công tác phổ cập.
2- Hoàn thành công tác báo cáo.
3- Hoàn thành công tác tốt nghiệp, tuyển sinh.
* Trong quá trình thực hiện tùy vào tình hình thực tến sẽ có sự thay đổi về thời gian công việc. Yêu cầu các tổ chuyên môn nhắc nhở giáo viên thường xuyên theo dõi thông tin của nhà trường.
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                                           PHÓ HIỆU TRƯỞNG


Bài đăng cũ